Đánh giá bài viết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm – Bác sĩ Nhi khoa – Khoa Nhi – Sơ sinh – Đà Nẵng.

Một trong những vấn đề thường gặp phải ở trẻ nhỏ về vấn đề tiêu hoá chính là táo bón. Và nguyên nhân chính là thiếu bổ sung chất xơ cho trẻ. Bên cạnh tác dụng ngăn ngừa táo bón, chất xơ còn giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn, giảm hấp thụ những chất béo không tốt cho cơ thể. Vì vậy việc bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ là rất quan trọng.

1. Chất xơ là gì?

Chất xơ là một loại carbohydrate mà cơ thể không thể tiêu hóa. Thay vì bị phân hủy thành các phân tử đường như đa số các carbohydrate khác, chất xơ lại di chuyển qua cơ thể dưới dạng không được tiêu hóa. Nó góp phần điều chỉnh việc tiêu thụ đường của cơ thể, giúp kiểm soát cơn đói cũng như lượng đường trong máu.

Chất xơ có hai loại, cả hai đều tốt cho sức khỏe:

  • Loại đầu tiên được gọi là chất xơ hòa tan, bởi khả năng hòa tan trong nước, nó có thể làm giảm lượng glucose cũng như hạ nồng độ cholesterol trong máu. Các loại thực phẩm có chất xơ hòa tan bao gồm bột yến mạch, hạt khô, đậu, đỗ, táo và việt quất.
  • Loại còn lại có tên là chất xơ không hòa tan, vì không thể hoà tan trong nước, nó có thể giúp di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa đều đặn và ngăn ngừa táo bón. Các loại thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan gồm có lúa mì, bánh mì nguyên cám, hạt couscous nguyên cám, gạo lứt, các loại đậu, cà rốt, dưa chuột và cà chua.
Nên đọc:  Nạp đủ lượng protein nhờ các loại thực phẩm này

Giảm oxy máu động mạch và thiếu oxy tổ chức

Chất xơ góp phần điều chỉnh việc tiêu thụ đường trong cơ thể

2. Lợi ích của việc bổ sung chất xơ

Ước tính có khoảng 3% trẻ em ở các nước phương Tây bị táo bón mãn tính, hoặc đi tiêu ít hơn ba lần một tuần trong ít nhất hai tuần.

Khi bị táo bón, phân di chuyển trong ruột thường to, cứng và gây đau, điều này có thể khiến trẻ và cha mẹ lo lắng. Trẻ bị táo bón cũng thường gặp phải một vấn đề liên quan, không kiểm soát được việc đi tiêu, khiến trẻ bị xì phân hoặc gặp những vấn đề sức khoẻ khác

Và đối với một số trẻ, nó không biến mất. Nhà nghiên cứu cho biết 30% trẻ em bị táo bón mãn tính trước 5 tuổi sẽ tiếp tục phải vật lộn với chứng táo bón sau tuổi dậy thì.

Có rất nhiều lý do để khuyến khích việc bổ sung chất xơ và đảm bảo rằng cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Đầu tiêu, chất xơ có tác dụng tăng cảm giác no và có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Một điều hiển nhiên rằng, lợi ích rõ ràng nhất của chất xơ liên quan đến tiêu hóa. Khi kết hợp với quá trình hydrat hóa tốt, chất xơ sẽ giữ cho đường tiêu hóa của trẻ hoạt động bình thường và hiệu quả. Điều này ngăn ngừa và đôi khi có thể giúp được tư vấn táo bón.

Một số lợi ích khác mà chất xơ mang lại ở trẻ như hỗ trợ nhu động ruột. Hấp thụ chất xơ nhiều sẽ giúp tăng kích thước phân và làm nó mềm hơn. Chất xơ làm cho việc di chuyển của khối phân dễ dàng hơn, do đó tránh táo bón cho cơ thể. Trong trường hợp bé đi ngoài phân lỏng, chất xơ sẽ làm rắn chắc phân nhờ khả năng hấp thụ nước. Nó cũng giúp tăng thêm lượng phân.

Ngoài ra, chất xơ giúp bảo vệ sức khỏe hệ đường ruột của trẻ. Khi các bé sử dụng thực phẩm nhiều chất xơ, con sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh trĩ và xuất hiện các túi thừa trong đại tràng. Một số chất xơ được lên men trong đại tràng, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh ở ruột già. Chất xơ giúp giảm lượng cholesterol, việc giảm lượng lipoprotein xuống một mức thấp có nghĩa là giảm được lượng cholesterol “xấu”, vì vậy nó sẽ giúp hạ thấp nồng độ cholesterol toàn phần trong máu.

Điều trị táo bón mạn chức năng ở trẻ em

Chất xơ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả hơn

Chất xơ hòa tan cũng có những lợi ích khác cho hệ tim mạch của trẻ, hạn chế bệnh cao huyết áp và giảm phản ứng viêm viêm. Chất xơ còn giúp ổn định nồng độ đường trong máu của cơ thể. Những người mắc bệnh tiểu đường cần sử dụng chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan.

Cuối cùng, một lợi ích khác cũng vô cùng quan trọng là duy trì cân nặng lý tưởng cho trẻ. Các loại rau củ quả rất giàu chất xơ và ít lượng calo hơn với cùng một khối lượng thực phẩm. Chất xơ cũng giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Cân nặng hợp lý giúp bé phòng tránh được rất nhiều bệnh lý khác nhau như béo phì, tiểu đường…

3. Bạn nên bổ sung bao nhiêu lượng chất xơ cho trẻ?

Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận, trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 18 tuổi nên được bổ sung từ 14 đến 31 gam chất xơ mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo ăn 25 – 30 g chất xơ / ngày hoặc ăn 12 g chất xơ cho 1000 calo ăn vào.

Trẻ em có thể ăn lượng chất xơ tùy theo tuổi, có thể tính một cách đơn giản theo công thức: tuổi + 5 = số gram chất xơ cần ăn. Ví dụ trẻ 8 tuổi cần 8 + 5 = 13 g chất xơ / ngày.

Hầu hết các nhà dinh dưỡng học nói rằng tỉ lệ của chất xơ không tan trên chất xơ hòa tan nên là 25% đến 75% hoặc 3 phần chất xơ không tan trên một phần chất xơ hòa tan.

Vì hầu hết thực phẩm chứa lượng chất xơ cao thường có cả hai loại, nên không cần thiết phải quá cẩn thận phân chia rạch ròi hai loại. Nên sử dụng chất xơ trong thiên nhiên như yến mạch, rau củ quả, … hơn chất xơ đã qua chế biến.

Chiều cao trẻ em

Lượng chất xơ cần thiết thay đổi theo độ tuổi của trẻ

4. Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có nhiều trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau và trái cây. Bạn có thể lựa chọn được những thực phẩm giàu chất xơ và hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ một cách dễ dàng. Sau đây là 10 loại thực phẩm giàu chất xơ và tốt cho sức khỏe của trẻ.

  • Bột yến mạch: Bạn có thể cho trẻ ăn bột yến mạch vào buổi sáng, đây được xem là một món ăn sáng bổ dưỡng và ngon miệng. Món ngon này bao gồm khoảng 4 gam chất xơ trong mỗi cốc yến mạch(nấu chín). Bạn có thể biến nó trở thành món yêu thích của trẻ em bằng cách thêm những thành phần khác như quế, xi-rô cây phong và nho khô.
  • Táo: Mọi đứa trẻ đều thích vị ngon của táo. Với 3,6 gam chất xơ trong một quả táo nhỏ, một quả táo mỗi ngày sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ. Bạn có thể thêm bơ đậu phộng để bổ sung thêm 1,6 gram chất xơ nữa.
  • Bắp rang: Ba cốc bắp rang bơ chứa 2 gam chất xơ.
  • Cà rốt: Chắc chắn, cà rốt là một loại thực phẩm mà nhiều đứa trẻ sẽ không thích. Nhưng bạn có thể chế biến chúng để trở thành những món ngon, nướng một ít cà rốt nhỏ với quế, và bạn có một món ăn ngon với 2,9 gam chất xơ trong mỗi 1/2 cốc.
  • Chuối: Với 3.1 gam chất xơ trong một quả chuối, đây là một món ăn nhẹ tuyệt vời vào buổi chiều.
  • Bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt: Bánh mì làm từ lúa mì và ngũ cốc nguyên hạt có trung bình 2 gam chất xơ mỗi lát, nhưng bạn có thể dễ dàng tìm thấy những loại có 3 gam chất xơ trở lên.
  • Quả mọng: Quả mâm xôi cung cấp một lượng lớn 4 gam chất xơ cho mỗi 1/2 cốc. Quả việt quất và dâu tây có ít hơn, lần lượt là 1,8 gam và 1,5 gam cho cùng một lượng.
  • Mì ống từ ngũ cốc nguyên hạt: Mì ống nguyên hạt có 2 gam chất xơ trên 1/2 cốc.
  • Quả lê: Một quả lê cỡ trung bình (cả vỏ) cung cấp 5,5 gam chất xơ!
  • Khoai lang: Với 3,8 gam chất xơ trong một củ khoai lang.

Bổ sung chất xơ

Chất xơ có nhiều trong các loại ngũ cốc, rau và trái cây

5. Bổ sung quá nhiều chất xơ có nguy cơ gì?

Đối với những phụ huynh lo lắng về việc bổ sung chất xơ cho trẻ là không đủ.Vì vậy, có thể những phụ huynh này sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ cho trẻ. Điều này có thể gây phản tác dụng dẫn đến đau bụng và tiêu chảy nếu trẻ có quá nhiều lượng chất xơ trong hệ tiêu hoá. Một số tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều chất xơ ở trẻ như:

  • Gây ra các vấn đề về tiêu hóa: Việc ăn quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi và tiêu chảy. Sự gia tăng đột ngột về chất xơ, lượng nước uống không đủ, và không hoạt động, cùng với chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm tăng các triệu chứng này.
  • Không thể hấp thụ khoáng chất: Khi trẻ sử dụng nhiều hơn 50g chất xơ mỗi ngày, trẻ cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ không thể hấp thu khoáng chất. Điều này có nghĩa là cơ thể trẻ sẽ bài tiết các khoáng chất có trong chất xơ thay vì hấp thu chúng. Một số khoáng chất có thể không được không hấp thu khi trong ruột có một lượng chất xơ dư thừa lớn như canxi, magiê và phốt pho.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Nhi khoa cho thấy rằng việc tăng cường vừa phải chất xơ trong khẩu phần ăn sẽ có lợi cho hầu hết trẻ em. Vì vậy, bạn không nên bổ sung thêm các thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ (trừ khi bạn được người tư vấn khuyên dùng chúng). Thay vào đó, hãy lên kế hoạch thực đơn hàng ngày của trẻ với tất cả các món ăn ngon đã có nhiều chất xơ để cung cấp.

Bên cạnh chất xơ, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Để đăng ký tư vấn tại Droppii, Quý khách vui lòng bấm số
0903613813
hoặc đăng ký tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đăng ký tư vấn tự động trên ứng dụng Droppii để quản lý, theo dõi đơn và đặt đơn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com; healthline.com

XEM THÊM:

  • Chế độ ăn nhiều chất xơ là gì ?
  • Táo bón ở trẻ em và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin® Fiber
  • Tại sao bạn cứ xì hơi?

Bài viết lấy nguồn từ Vinmec

Thông tin Droppiishops

DMCA.com Protection Status

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC LIÊN QUAN